Kinh nghiệm đi thầu xây dựng tại Bình Định toàn tập

Thứ bảy - 25/11/2017 03:26
Tổng hợp kinh nghiệm đi thầu xây dựng toàn tập của những nhà thầu lớn và những kỹ sư xây dựng nhiều năm làm nghề đã đúc rút được.

Dưới đây là các kinh nghiệm đi thầu xây dựng được đúc rút từ nhiều nhà thầu, các kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm mà tôi tham khảo và tóm tắt lại cho các bạn:

I. Kinh nghiệm huy động vốn

1. Xác định cần huy động vốn bao nhiêu mới đủ nguồn lực về máy móc và lương thợ cho khoảng vài tháng đầu (hoặc 1 năm đầu)

Kinh nghiệm huy động vồn đầu tư

Theo kinh nghiệm đi thầu xây dựng tại Bình Định nhiều năm thì vốn là yếu tố quan trọng nhất mà các chủ thầu tồn tại hay không:

- Tiền chuẩn bị thì phải phụ thuộc vào công trình mình có thêm nữa không, tạm ứng được bao nhiêu?

- Tính chi phí giữa tiền tạm ứng với tiền chuẩn bị thi công (tạm ứng cho thầu phụ, nước,...) đến giai đoạn nghiệm thu đầu tiên là thiếu hay thừa => vốn cần chuẩn bị.

- Thường quen biết nhiều khi tạm ứng khoảng 50% giá trị hợp đồng là bình thường (chi lại cho chủ đầu tư khoảng 10-15%) nên cũng không cần chuẩn bị nhiều.

- Nếu ban đầu ít vốn, thì nên tìm phân khúc thị trường nhỏ lẻ: công trình nhà dân, nhận thầu lại của B...

- Để có thể lo được cho thợ, thầy, thường mình thấy khoảng 1 tuần là lo trả lương cho họ. Ta cần tính bình quân 1 ngày của họ thời điểm này là bao nhiêu (thợ chính, thợ phụ, phụ hồ, cai...).

- Khi nhận 1 công trình thi công nhà dân bạn chỉ cần có ít vốn để ứng cho thợ, thầy. Sau đó ký hợp đồng với chủ nhà bạn có thể thoả thuận ứng tiền với chủ nhà 30%, rồi làm khối lượng tới bao nhiêu bao ứng bấy nhiêu để có mà trang trải.

- Nếu lập đội thi công để sau này phát triển lên thành công ty, tổng công ty, tập đoàn, .... thì trước hết ta nên tạo lập mối quan hệ với những nơi có nguồn có công trình. Thời đại của cơ chế xin, cho mà. Ta phải xác định được hướng nguồn việc của mình có khả thi hay không thì mới tính đến cái phía sau.

Cần có một đội thi công lâu dài

2. Mua vật liệu máy móc nào là chủ chốt nhất và kinh phí tầm khoảng bao nhiêu

- Về phương tiện phục vụ thi công: Khoảng 2 máy trộn, bạn tính thử khoảng bao nhiêu m2 cốt pha, cây chống (độ khoảng bao nhiêu m2 về nhà phố, tính luân chuyển cho tệ nhất là 2 cái nhà phố), tời điện...Theo kinh nghiệm đi thầu xây dựng hiện nay thì bạn có đầy đủ vật tư bạn sẽ gây thiện chí đối với chủ đầu tư và bạn củng đỡ rắc rối trong quá trình thi công.

3. Kinh nghiệm mua vật liệu như thế nào để có thể mua được vật liệu tốt nhất với giá rẻ nhất. Và kinh nghiệm để các đại lý vật liệu bán thiếu cho mình ?

- Giai đoạn này mua chịu khó lắm, phải dự án thật lớn thì may ra nhưng nhà thầu phải chịu lãi vay nên cần tính toán kĩ.

- Nhà cung cấp thường muốn khách hàng thanh toán đúng hạn đã thỏa thuận để dòng tiền thu của họ không bị lệch với kế hoạch đã định. Lưu ý là cố gắng đàm phán được với nhà cung cấp thời hạn thanh toán càng dài càng tốt vì vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí thi công trực tiếp. Thường thì những lần giao dịch đầu có thời hạn ngắn, khi nhà thầu thanh toán đúng hạn liên tục thì nhà cung cấp sẽ đồng ý gia tăng thời hạn thanh toán khi nhà thầu yêu cầu.

3. Kinh nghiệm ứng vốn, thanh toán, quyết toán

Việc ứng vốn: Ta nên ứng càng nhiều càng tốt. Ứng nhiều bạn lấy "mỡ nó rán nó". Chứ ứng ít thì bạn phải bỏ tiền ra, vay ngân hàng. Nên nhiều công trình lời giả trên giấy nhưng lỗ thật là vì thanh toán chậm.

4. Các vấn mở rộng đề khác

Khi thành lập công ty bạn cần xác định các bước sau:

- Đầu tiên bạn cần có kinh nghiệm đi thầu xây dựng trong một thời gian nhất định.

Sau đó tính đến quy mô, sản phẩm chính, hướng đi (hay còn gọi là chiến lược phát triển)

- Đây là yếu tố hàng đầu. Quy mô lớn hay bé? Sản phẩm ở đây là công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi..?  Hướng đi tức là xác định ban đầu quy mô công ty ở mức nào? Làm cho vốn nhà nước hay tư nhân? Và hướng phát triển đi lên ra sao?...

- Bước này được xem như là xác định bờ cho con thuyền đậu bến, xác định bia để mũi tên bắn đến, xác định lỗ để côn đánh vào...

- Nếu không có bước này xem như công ty là con thuyền vô định giữ biển khơi không biết đâu là bờ bến, sóng đánh lúc nào không hay.

Xác định đối thủ cạnh tranh và điểm mạnh của sản phẩm công ty

- Nếu là sân sau thì không phải lo lắng điều này. Nhưng nếu làm thật bằng chính khả năng thật sự thì phải biết được đối thủ cạnh tranh cho sản phẩm là ai? Khách hàng của mình là ai? Sản phẩm của mình ra sau sẽ hơn đối thủ ở điểm nào?

Từ việc xác định rõ bước 1, bước 2 lúc đó xác định rõ vốn góp là bao nhiêu là hợp lý.

- Bạn nên bổ túc về kiến thức về thuế, cách luồn lách trốn thuế thu nhập (100% doanh nghiệp XD đều vậy cả). Điều này nhắm giúp bạn điều khiển được kế toán theo ý mình.

- Ở đây mình nghĩ khi mới ra làm khoan hãy tính tới công trình nhà nước đã vì khi làm nhà nước nếu chưa đủ vốn thì khi gặp những công trình nhà nước chậm thanh toán hoặc gặp Chủ đầu tư giao cho 1, 2 cái gì đó, thường lúc đầu họ cho những cái nhỏ, vùng sâu, vùng xa và nếu không may gặp phải cái đầu tiên như vậy thì bạn toi ngay.

- Đặt chữ TÍN làm đầu trong ứng xử, giao tiếp với các bên liên quan (chủ đầu tư, nhân công, nhà cung cấp vật liệu và thiết bị ...). Điều này rất quan trọng vì chủ đầu tư nhà ở tư nhân phần lớn chọn thầu theo thông tin truyền khẩu từ những người đã từng xây nhà, nhà thầu có uy tín sẽ được các chủ đầu tư quảng bá không công nhưng cự kỳ hiệu quả. Hệ quả là nguồn việc được mở rộng nên nguồn nhân công sẽ tìm kiếm dễ dàng và trung thành (cai, thợ, thầu phụ thường nể trọng và thích gắn bó với chủ thầu có nguồn việc ổn định dù lương, giá có thể thấp và chậm trả hơn các chủ thầu khác chút đỉnh vẫn không sao). Hệ quả tiếp theo là các nhà cung cấp sẽ áp dụng mức chiết khấu cao và gia hạn thời gian thanh toán cho các nhà thầu có doanh số cao. Lưu ý chữ TÍN áp dụng cho các bên liên quan là thực hiện đúng theo những điều khoản đã thỏa thuận, không nuốt lời hứa, không cố tình tìm cách qua mặt để thu lợi càng nhiều càng tốt.

II. Kinh nghiệm quản lý kỹ thuật – nhân sự

1. Cơ cấu tổ chức

- Giám đốc là bạn.

- Kế toán thì ban đầu thuê như bạn Chiến đã nêu. Sau phát triển thì thuê riêng 1 kế toán làm.

- Kỹ thuật thì có dự án thì thuê. Không có thì thôi.

- Từng công việc: phần thô, hoàn thiện, điện nước, trần... thì nên thuê khoán riêng cho từng tốp. Bạn chỉ nghiệm thu sản phẩm.

- Với cách làm vậy tuy lời ít hơn nhưng sẽ đảm bảo bạn làm chân trong chân ngoài vẫn điều hành được, đỡ phải chấm công lao động.

- Cần tham khảo và nắm chắc các kỹ năng tài chính cơ bản, cụ thể là cách thiết lập và thực hiện dòng tiền 1 công trình và toàn bộ các công trình đang triển khai. Phải kết hợp được thời hạn thanh toán chi phí nhân công, vật liệu, thiết bị (dòng chi) trong việc đàm phán phương thức thanh toán trong hợp đồng thi công (dòng thu) với chủ đầu tư. Diễn đạt đơn giản là thời điểm thanh toán cho nhân công, nhà cung cấp phải chậm hơn thời điểm chủ đầu tư thanh toán cho bạn với kinh phí tương ứng. Nên nhớ khi lập đội thi công là mô hình doanh nghiệp thu nhỏ, bạn cần có kiến thức tài chính và tổ chức, quản trị doanh nghiệp. Khi bạn là chủ doanh nghiệp (ở đây là đội trưởng đội thi công), kiến thức kỹ thuật chỉ đóng vai trò thứ yếu. Ngoài ra, bạn nên lập pháp nhân vì chắc chắn cần, mượn pháp nhân khá phiền phức và không có được hồ sơ kinh nghiệm cho các công trình đã làm. Khi đó, bạn cần phải có kế toán CÓ KHẢ NĂNG quyết toán thuế (không phải lập báo cáo thuế hàng tháng, việc này đơn giản, tự làm được), có thể thuê dịch vụ, không nhất thiết thuê cơ hữu.

Quản lý công thợ ở công trường như thế nào: Kỹ thuật lúc đầu mình có thể đứng ra chỉ đạo trực tiếp những công trình mình kiếm được. Sau đó bạn có thể nhờ 1 người bạn cùng nghành giúp đỡ bạn về việc này và trả lương cao cho họ để giúp bạn trong việc quản lý.

Cần một quản lý nắm kỹ thuật hỗ trợ bạn về mọi việc tại công trường

Cần một quản lý nắm kỹ thuật hỗ trợ bạn về mọi việc tại công trường

2. Vật tư quản lý như thế nào để tránh thất thoát

- Cấp vật tư: căn cứ vào yêu cầu cung cấp vật tư (phải biết rõ hạng mục được cấp để thi công là gì?...) như vậy ta nắm được khối lượng cụ thể ==> chuẩn bị và cung cấp. Khối lượng cấp phải bóc thật chi li và có cái nhìn tổng thể cả công trình.

Ví dụ: Thép cắt thế nào cuối tròn 1 cây hoặc đoạn thừa giai đoạn này phục vụ công việc khác cho giai đoạn sau. Bê tông thì trộn như thế nào? lúc nào cần đủ theo mác, lúc nào thì cát nhiều,...

- Quản lý vật tư ngoài công trường: phải làm chặt ngay từ đầu, từ mẩu sắt vụn cũng không cho bán. Yêu cầu kỹ thuật công ty, cai cấm cửa người mua ve chai sắt vụn gần công trường, công nhân ai bán thì đuổi thẳng tay cho sợ, nhìn mẩu sắt vụn thì ít nhưng xong cả dự án là không ít.

- Vật tư_ thiết bị văn phòng: Nhiều nhân viên lãng phí lắm, cần tiết kiệm tối đa giấy, mực in ,....Có nhiều ông chủ tăng lương cho NV mình cũng vì biết tiết kiệm đó nhìn thì ít nhưng mỗi người 2-3 làm hư tờ giấy 1 ngày là thất thoát khá nhiều.

3. Quan hệ với anh em thầy thợ

Cần có chế độ lâu dài với công nhân

Cần có chế độ lâu dài với công nhân

- Công nhân làm lâu thì mua Bảo hiểm xã hội cho họ, chế độ thưởng và lương dựa vào 02 tiêu chí để xét (thời gian phục vụ công ty và năng lực). Thời điểm xét năng lực hiệu quả công việc có thể theo tháng, quý, năm,...

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây